Làm Việc Ở Các Nền Văn Hóa

Văn hóa là yếu tố then chốt giúp xác định các điều kiện mà mọi người có thể giải phóng mức năng lượng tối đa ở nơi làm việc và các điều kiện mà tổ chức có thể chuyển đổi hiệu quả nhất năng lượng đó nhằm đạt được kết quả cao nhất. Phần ‘mềm’ này của kinh doanh thường giải thích điều tạo nên sự khác biệt giữa các công ty hoạt động tốt nhất với những công ty tụt lại phía sau. Các công ty hoạt động có hiệu quả cao điều chỉnh hoạt động kinh doanh, cách thức tổ chức, chiến lược, con người và văn hóa nhằm thích ứng và gắn kết ở mức tối đa, giúp đạt được hiệu quả cao nhất có thể.

Xử lý điểm khác biệt

Phong tục của những nền văn hóa khác nhau, đặc biệt là những phong tục ở nước ngoài và những phong tục mà người quan sát không biết thường được coi là “”không bình thường””. Và không có gì là lạ khi điều này xảy ra. Theo tiềm thức, hầu hết mọi người thường coi những điều không thân thuộc là hành vi kỳ quặc. Mọi người thể hiện điều này ở một mức độ nào đó và đó là phản ứng hoàn toàn bình thường khi thấy điều gì khác với quan điểm và tín ngưỡng của riêng bạn. Tuy nhiên, quan điểm này có thể trở nên sai trái khi đặt một giá trị cho các khía cạnh văn hóa khiến mọi người khác biệt. Không có nền văn hóa nào tốt hơn hoặc đáng giá hơn, vì đơn giản là các đặc điểm quyết định của nền văn hóa đó phù hợp với một nhãn hiệu nhất định. Vấn đề then chốt là tìm ra các điểm khác biệt và chấp nhận lẫn nhau bằng cách tìm hiểu và thừa nhận rằng việc một số nền văn hóa thực sự khác biệt là bình thường.

Hà Lan so với Nhật Bản

Một ví dụ đơn giản và có thể là hơi rập khuôn là khi bạn họp với khách hàng nước ngoài, có nhiều cách khác nhau để bắt đầu câu chuyện giữa những người đến từ các nền văn hóa khác nhau. Hãy xem xét cuộc họp của một người Hà Lan điển hình, họ có thể bắt đầu câu chuyện bằng một lời phàn nàn về yếu tố bên ngoài chẳng hạn như thời tiết hoặc giao thông công cộng. Ngoài ra, họ có thể sẽ đi thẳng vào vấn đề khi giao tiếp. Điều này có thể bị coi là thô lỗ hoặc bạn thậm chí còn cảm thấy bị công kích. Tuy nhiên, họ cũng mong bạn thẳng thắn với họ.

Hoàn toàn trái ngược, Nhật Bản là một trong những nền văn hóa có cách giao tiếp ít thẳng thừng nhất. Khi bạn đặt một câu hỏi đóng cho người Nhật Bản, họ thường trả lời là ‘có’. Thậm chí cả những lúc họ muốn nói không hoặc ý của họ là có thể. Trong văn hóa Nhật Bản, hầu hết mọi người đều có thể phân biệt sự khác nhau trong các câu trả lời này (không hỏi cách thức). Tuy nhiên, khi những người đến từ các nền văn hóa giao tiếp với nhau, thường xảy ra hiểu nhầm vì điều này.

Chia sẻ bài viết này
Cách cảm nhận mùi hương có thể thúc đẩy năng suất và cảm giác thư giãn. Đọc ngay Cách cảm nhận mùi hương có thể thúc đẩy năng suất và cảm giác thư giãn. Ngăn chặn sự sao lãng Đọc ngay Ngăn chặn sự sao lãng